Các loài tôm khác nhau có sự thích ứng với sự biến đổi nhiệt độ khác nhau, khả năng thích ứng này cũng theo các giai đoạn phát triển của tôm trong vòng đời, Tôm con có khả năng chịu đựng về nhiệt độ kém hơn tôm trưởng thành.
Nồng độ muối của Tôm Sú
Trong thủy vực tự nhiên, các loài tôm có kh năng chịu đựng về sự biến động nồng độ muối khác nhau. Tôm thẻ, bạc, có khả năng chịu đựng sự biến động của nồng dộ muối thấp hơn so với tôm sú, tôm rằn, tôm đất. . . Nồng độ muối ảnh hưởng ít nghiêm trọng hơn so với nhiệt độ. Khi nghiên cứu tỉ lệ sống của tôm, các thực nghiệm cho thấy nh hưởng của nồng độ muối lên hoạt động sống của tôm không rỏ, chỉ có ý nghĩa ở mức ảnh hưởng lên sự tăng trưởng của tôm..
ĐỘ pH của Tôm Sú Bố Mẹ
pH của nước thường biến động theo tính chất môi trường nước và nền đáy thủy vực, trong tự nhiên tôm thích nghi với pH biến động từ 6.5- 8.5, trên hoặc dưới giới hạn này sẽ không có lợi cho sự phát triển của tôm, pH thích hợp cho hoạt động của Tôm là từ 7-8.5
Bảng một số đặc điểm sinh hoc và sinh thái các loài tôm he
Bảng một số đặc điểm sinh hoc và sinh thái các loài tôm he
Loài P.monodon P. chinensis P.vannamei P.merguiensis
Tên thường dùng Tôm sú Tôm chân trắng Tôm thẻ, bạc
Kích thước tối đa(mm) 360 183 230
Tăng trọng 21-33g trong 80-225 ngày 25g trong 5 tháng 7-23g trong 2.5 tháng 7-13g trong70-112 ngày
Nhiệt độ nuôi (oC) 23-24 16-28 26-33 25-30
Nồng độ muối (ppt) 5-25 11-38 hay thấp hơn 5-35 5-33
Nền đáy Nhiều bùn
Phân bố Nhiệt đới Thái Bình Dương , Ven biển Trung Quốc,Nam Triều Tiên,Ven TBD, ,Trung Mỹ ,Nhiệt đới TBD
Nước sản xuất chính Indonesia, Thaiilan, Malaysia, Philippines, Srilanca Trung Quốc, Triều Tiên Ecuador, Columbia, Panama,Peru, Mỹ Indo., Thai., Phil.
Tập tính Dinh Dưỡng:
Tập tính ăn, cơ chế tiêu hóa thức ăn và cấu trúc và chức năng của cơ quan dinh dưỡng (kể cả phụ bộ) được nghiên cứu khá nhiều trên tôm thẻ đuôi xanh (Penaeus merguiensis). Nói chung, họ tôm he ăn tạp thiên về động vật, và tập tính ăn và loại thức ăn khác nhau theo giai đoạn sinh trưởng.
(i) Giai đoạn ấu trùng tôm bắt mồi thụ động bằng các phụ bộ nên thức ăn phi phù hợp với cở miệng. Các loại thức ăn chúng ưu thích là to khuê (Skeletonema, Chaetoceros), luân trùng (Brachionus plicatilis, Artemia), vật chất hữu cơ có nguồn gốc động và thực vật.
(ii) sang giai bột, tôm sử dụng các loại thức ăn như giáp xác nhỏ, (ấu trùng Ostracoda, Copepoda, Mysidacea), các loài nhuyễn thể (Mollucs) và giun nhiều tơ (Polychaeta). Ngoài ra, tôm cũng có thể sử dụng thức ăn chế biến;
(iii) Giai đoạn trưởng thành tôm sử dụng thức ăn như giáp xác sống đáy (Benthic crustacean), hai mãnh vỏ (Bivalvia), giun nhiều tơ và hậu ấu trùng các loài động vật đáy. Hoạt động tìm kiếm thức ăn của tôm liên quan đến điều kiện môi trường.
Sinh Trưởng:
Tôm là loài giáp xác có vỏ kitin bao bọc bên ngoài cơ thể, cho nên sự sinh trưởng của chúng hoàn toàn khác với cá, cá mang tính liên tục do không có vỏ bao bọc, sinh trưởng của tôm mang tính gián đoạn và đặc trưng bởi sự gia tăng đột ngột về kích thước và trọng lượng. Tôm muốn gia tăng kích thước (hay sinh trưởng) phi tiến hành lột bỏ lớp vỏ cũ để cơ thể tăng kích thước. Quá trình này thường tùy thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, môi trường nước và giai đoạn phát triển của cá thể.
Chu kỳ lột xác của Tôm Sú
Chu kỳ lột xác là thời gian giữa hai lần lột xác liên tiếp nhau, chu kỳ này mang tính đặc trưng riêng biệt cho loài và giai đoạn sinh trưởng của Tôm. Chu kỳ lột xác sẽ ngắn ở giai đoạn tôm con và kéo dài khi tôm càng lớn.
Bảng: Thời gian lột xác của tôm sú
Cở tôm (g) Thời gian lột xác (ngày)
Postlarvae Hàng ngày
2-3 8-9
5-10 9-10
10-15 10-11
15-20 11-12
20-40 14-15
Tôm cái (tôm đực) 50-70 18-21 (23-30)
Sinh học của sự lột xác
Để lớn lên được thì tôm hay các sinh vật thuộc ngành Arthropoda phi thực hiện quá trình loại bỏ lớp vỏ bám Kitin bên ngoài bám vào lớp biểu bì của cơ thể Tôm. Khi thoát khỏi lớp vỏ bên ngoài thì Tôm sẽ hút nước để tăng kích cỡ cơ thể khi lớp vỏ mới bên ngoài còn mềm, sau đó lớp vỏ mới sẽ cứng nhanh nhờ các nguyên tố vi lượng (minerals) và Protein. Chính quá trình này làm cho tăng trưởng của tôm mang tính giai đoạn. ở mỗi lần lột xác tôm có sự tăng kích thước, về chiều cao (vertical increases). Giữa hai lần lột xác thì các phần chiếm chổ bởi nước trong lúc gia tăng đột ngột sẽ dần thay thế bằng các tế bào mới hình thành.
Sự lột xác là một sự hoàn chỉnh của một tiến trình phức tạp mà được bắt đầu vài ngày hay một tuần trước đó, tất c các tế bào đều tham gia vào quá trình cho sự chuẩn bị cho sự lột vỏ sắp xy ra. Các mỡ dự trử sẽ chuyển hóa vào trong tuyến ruột giữa (được xem như là cơ quan tiêu hóa và dự trữ). Các tế bào phân chia nhanh chóng, và các mARN được hình thành và sau đó là sự tổng hợp của các Protein mới. Tập tính của sinh vật có thay đổi, tiến trình này kéo dài có sự phối hợp của các cơ quan trong cơ thể và tiến hành trong môi trường Hormon. Quá trình lột vỏ của Tôm tri qua nhiều giai đoạn, và mỗi giai đoạn có nhiều giai đoạn phụ, tuy nhiên mỗi loài sẽ có số giai đoạn khác nhau. Một cách đơn gin nhất là chia thành bốn giai đoạn: early premolt (đầu của giai đoạn tiền lột xác); latepremolt (cuối giai đoạn tiền lột xác); intermolt (giữa giai đoạn lột xác), và postmolt (sau lột xác).
Giai đoạn lột vỏ của tôm chỉ xy ra trong vài phút, bắt đầu là sự vỡ ra của lớp vỏ cũ ở phần lưng nơi tiếp giáp giữa phần đầu ngực và phần bụng, sau đó tôm sẽ thoát ra từ vị trí hở của vỏ
Tuổi thọ
Tuổi thọ của tôm có sự thay đổi theo loài và theo giới tính, Hothius (1980) cho biết tuổi thọ của tôm sú nuôi thí nghiệm trong ao và các mẫu thu ngoài tự nhiên là 1.5 năm đối với tôm đực và 2 năm đối với tôm cái.